1251 lượt xem

NỘI SOI GẮP XƯƠNG CÁ TRONG THỰC QUẢN CỦA BỆNH NHÂN NỮ QUA NỘI SOI TIÊU HÓA.

Ngày 27/9/2023, Đơn nguyên TDCN tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ,  nhập viện với lý do khó nuốt. Qua khai thác tiền sử bệnh, BN có kể ngày qua ăn cơm canh cá.

Sau khi phát hiện nuốt khó, nuốt vướng, bệnh nhân đã đến phòng khám tư nhân nội soi tai mũi họng kiểm tra, kết quả không thấy tổn thương bất thường. Tình trạng nuốt khó tăng dần, bệnh nhân đã đến bệnh viện đa khoa Hoài Đức thăm khám. Bác sĩ đã chỉ định nội soi thực quản dạ dày tá tràng. Kết quả nội soi đã phát hiện ra dị vật cắm vào thành thực quản 1/3 trên.

Hình ảnh xương cá cắm cắm vào thành thực quản 1/3 trên

Ths Bs Nguyễn Phương Mai và kíp nội soi can thiệp đã tiến hành lấy dị vật bằng phương pháp nội soi. Kíp nội soi đã thành công lấy được dị vật và đặc biệt không làm tổn thương thêm thực quản trong quá trình thủ thuật. Sau tiến hành gắp dị vật xương cá, bệnh nhân hết tình trạng khó nuốt.

                           

                     Hình ảnh tổn thương thực quản do dị vật                                         Hình ảnh dị vật (xương cá)                            

.          Ths Bs Nguyễn Phương Mai – Trưởng khoa nội, Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức cảnh báo: Dị vật đường tiêu hóa trong lúc ăn uống là một trong những cấp cứu thường gặp, nhiều nhất là hóc xương cá hoặc các loại dị vật khác như tăm, tre, vỏ bao viên thuốc…

Mắc dị vật đường tiêu hóa rất nguy hiểm và đòi hỏi phải được xử lý ngay nếu không sẽ để lại một số biến chứng nặng nề như chảy máu, tạo ổ áp – xe, áp xe trung thất hoặc di vật đâm vào và làm tổn thương những động mạch có kích thước lớn xung quanh thực quản.

Trong trường hợp không may nuốt phải dị vật, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ kiểm tra và có hướng xử trí phù hợp. Tuyệt đối người bệnh không chữa hóc dị vật bằng các mẹo dân gian như nuốt nắm cơm, ăn chuối hay bánh mì …làm dị vật mắc sâu hoặc tổn thương đường tiêu hóa nhiều hơn.

.  Vậy khi hóc xương cá nên làm gì?

  • Ngưng ngay việc ăn uống, không cố gắng nuốt xuống.
  • Nhổ toàn bộ thức ăn trong miệng (có thể giúp đưa xương cá ra ngoài nếu xương chưa bị kẹt).
  • Súc họng bằng nước sạch nhẹ nhàng từ 4 – 5 lần.
  • Nếu bạn có cảm thấy đau bên trong họng, cảm giác đau như châm chích, cần tới các cơ sở y tế để được khám và nội soi tìm xương.
  •                                                                                                 Nguồn: Khoa Nội – Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức